Nền tảng nhà thông minh HomeKit của Apple là một chức năng tiện tích mà hãng phát triển nhà Táo đã đem đến cho bất kỳ ai sở hữu iPhone hoặc iPad và muốn tự mình (DIY – Do It Yourself) tạo ra một hệ thống nhà thông minh. Cho tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều phụ kiện nhà thông minh phổ biến – bao gồm cả các thiết bị phức tạp như bộ điều điều hòa, khóa cửa thông minh, camera an ninh, chuông cửa thông minh… tương thích với HomeKit. Nhờ sự đơn giản của HomeKit về quy trình cài đặt, bạn có thể thêm một thiết bị mới và sử dụng ngay trong vài phút, ngay cả khi bạn là người mới bắt đầu và kiến thức về nhà thông minh là con số không. Ngày hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu đôi chút về nền tảng nhà thông minh này của Apple.

Nội dung bài việt

1. Đối tượng hướng tới của Apple Homekit là ai?

Nếu như bạn đang sở hữu một chiếc iPhone hoặc iPad hoặc có kế hoạch sở hữu một chiếc trong tương lai gần, bạn thích ý tưởng về việc tư mình xây dựng một căn nhà thông minh cho riêng mình, mang những tính chất mà mình yêu thích – thì Apple Homekit sinh ra là để dành cho bạn. Ngay khi bạn thiết lập thiết bị đầu tiên trong hệ thống nhà thông minh của mình, bạn sẽ cảm thấy việc bắt đầu không khó như mình vẫn tưởng tượng. Tất cả những gì bạn cần phải làm đó là mở ứng dụng và quét mã Homekit (một loại mã nhà sản xuất dán sẵn trên thiết bị), đợi một vài phút để thiết lập thiết bị và bạn đã sẵn sàng để điều khiển và quản lý ngôi nhà của mình.

Apple Homekit hướng tới những người thích ý tưởng về xây dựng một căn nhà thông minh của riêng minh.

Nếu bạn đã có sẵn một vài thiết bị nhà thông minh từ nhiều hãng sản xuất và chạy trên các nền tảng ứng dụng khác nhau, bạn hy vọng có hệ thống nhà thông minh tập trung nơi mà bạn có thể điều khiển tất cả các thiết bị trên một nền tảng duy nhất thì Apple Homekit sẽ là một lựa chọn đang để lưu tâm. Với ưu điểm là ổn định, cài đặt nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt là độ bảo mật và an toàn vô cùng cao ( rất cần thiết cho các sản phẩm an ninh thông minh như khóa cửa, camera, chuông cửa…), không khó hiểu khi Homekit chiếm được rất nhiều cảm tình của những người đã và đang sử dụng.

* Cách phân biệt sản phẩm tương thích với Apple Homekit: Cách đơn giản nhất để tìm được một sản phẩm nhà thông minh tương thích với Homekit là tìm logo “Có thể làm việc với Apple Homekit” (Work With Apple Homekit) trên bao bì đóng gói của sản phẩm đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết được thông qua mã QR đặc trưng được in trên mỗi thiết bị tương thích với Homekit của Apple.

Nếu bạn đã có sẵn một vài thiết bị nhà thông minh từ nhiều hãng sản xuất và chạy trên các nền tảng ứng dụng khác nhau, bạn hy vọng có hệ thống nhà thông minh tập trung nơi mà bạn có thể điều khiển tất cả các thiết bị trên một nền tảng duy nhất thì Apple Homekit sẽ là một lựa chọn đang để lưu tâm. Với ưu điểm là ổn định, cài đặt nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt là độ bảo mật và an toàn vô cùng cao ( rất cần thiết cho các sản phẩm an ninh thông minh như khóa cửa, camera, chuông cửa…), không khó hiểu khi Homekit chiếm được rất nhiều cảm tình của những người đã và đang sử dụng.

Logo “Làm việc với Apple Homekit” luôn được in nổi bật trên hộp các sản phẩm tương thích với Homekit.

2. Thiết lập nhà thông minh Homekit

Để sử dụng HomeKit, bạn sẽ cần một chiếc iPhone, iPad hoặc iPod Touch của Apple và tốt nhất bên nên cập nhật phần mềm cho thiết bị đó đến hệ điều hành iOS gần đây nhất, hoặc ít nhất là iOS 11. Thiết lập HomeKit cũng bao gồm một số yêu cầu liên quan đến bảo mật là xác thực hai yếu tố cho tài khoản Apple của bạn và thiết lập chuỗi khóa (iCloud Keychain). Xác thực hai yếu tố là một hình thức bảo mật buộc bạn phải lấy mã trên một thiết bị đáng tin cậy (giả sử iPhone của bạn) bất cứ khi nào bạn đăng nhập vào Apple ID trên thiết bị khác. Trong khi đó, Chuỗi khóa là một tính năng dựa trên việc lưu trữ đám mây iCloud của Apple để lưu trữ an toàn mật khẩu và dữ liệu bảo mật khác. Hai tính năng này hoạt động song song cùng nhau và hỗ trợ cho nhau trong vấn đề bảo mật thông tin của người dùng: HomeKit mã hóa và lưu trữ mã thiết bị của bạn trong Chuỗi khóa iCloud (iCloud Keychain) và xác thực hai yếu tố giữ cho dữ liệu đó an toàn.

Bảo mật luôn là điểm cộng của iOS so với các hệ điều hành khác.

Sau khi đã hoàn thành các thiết lập bảo mật, bạn hãy mở ứng dụng “Nhà” trên thiết bị iOS của bạn, nhần vào Bắt đầu để tạo một hệ thống nhà thông minh mới. Đến đây, bạn đã sẵn sàng để thêm những thiết bị đầu tiên trong hành trình xây dựng ngôi nhà thông minh cho riêng mình.

Việc thêm thiết bị vào hệ thống chưa bao giờ dễ dàng hơn: Chạm vào nút “+”, chạm vào Thêm phụ kiện, hướng camera của thiết bị iOS của bạn vào nhãn HomeKit (nhãn có mã số) trên phụ kiện hoặc trong hướng dẫn sử dụng, sau đó chọn tên thiết bị xuất hiện trong vài giây. Quá trình ghép đôi thêm phụ kiện rất đơn giản, nhanh chóng và nhất quán. Thông thường chỉ mất chưa đầy một phút để hoàn thành quá trình này, đôi khi chỉ có 10 giây. Khi bạn đã thêm thành công thiết bị vào nhà HomeKit của mình, bạn có thể điều khiển chúng theo nhiều cách khác nhau: sử dụng ứng dụng “Nhà”, sử dụng ứng dụng điều khiển của bên sản xuất thiết bị hoặc bằng giọng nói của bạn thông qua Siri – trợ lý ảo của Apple

3. Homekit và các nền tảng nhà thông minh khác

Khi mới ra mắt tháng 9 năm 2014 cùng với iOS 8, nền tảng non trẻ của HomeKit dần bị tụt hậu so với sự tinh vi của các nền tảng nhà thông minh cạnh tranh như SmartThings hoặc Wink của Samsung. Tuy nhiên theo thời gian, HomeKit vẫn luôn được Apple thường xuyên cải tiến thông qua các bản cập nhật phần mềm và ngày càng nhiều nhà sản xuất thiết bị nhà thông minh chung tay hỗ trợ, sản xuất thiết bị với sự tương thích hoàn hảo để tăng độ hoàn thiện của sản phẩm này. Cho tới hiện nay, HomeKit là một nền tảng rất mạnh mẽ, không chỉ hỗ trợ đa dạng các thiết bị nhà thông minh mà còn hỗ trợ thiết lập nhiều tính năng tự động hóa giữa chúng.

Homekit là một nền tảng hỗ trợ xây dựng nhà thông minh rất mạnh mẽ.

Giờ đây, một cuộc cạnh tranh mới lại nổ ra trong nền công nghiệp nhà thông minh trên thế giới. Cuộc cạnh tranh đó đến sự ra đời của loa điều khiển bằng giọng nói Echo và trợ lý ảo Alexa của Amazon hay dòng thiết bị loa thông minh Google Home và trợ lý ảo của riêng họ. Điều đó đã tạo nên sức ép vô hình lên các nhà phát triển của Homekit. Tuy nhiên, đối với một số người, lắp đặt thiết bị từ Amazon – nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, hay Google – hệ thống tìm kiếm trực tuyến lớn nhất thế giới để kiểm soát ngôi nhà của họ có thể gợi ra những lo ngại về vấn đề riêng tư.

Đánh vào tâm lý đó, Apple đã phát triển Homekit tập trung hơn vào vấn đề an toàn và bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn, cũng như tích hợp khả năng tương tác mạnh mẽ hơn với các thiết bị nhà thông minh. Hạn chế lớn nhất của nó so với Alexa hay Google là Siri hiện tại không thuận tiện cho việc điều khiển giọng nói thông minh tại nhà. Để khắc phục nhược điểm này, tháng 2 năm 2018, phiên bản loa thông minh chất lượng cao, được điều khiển bằng giọng nói – HomePod – của Apple ra đời, cho phép điều khiển từ xa và tự động hóa các thiết bị qua giọng nói, đánh dấu cuộc cách mạng trong trải nghiệm nhà thông minh trên Homekit.

HomePod ra đời đa đánh dấu cuộc cách mạng trong cách điều khiển nhà thông minh trên Homekit.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2014, HomeKit đã nổi bật bởi sự tập trung vào bảo mật đã thu hút mạnh mẽ những người tiêu dùng thông thái. Tuy nhiên, do sự tập trung vào bảo mật cũng có nghĩa là nó sẽ khó hơn và đắt đỏ hơn cho các các công ty bên thứ ba để phát triển các sản phẩm tương thích đáp ứng các tiêu chuẩn phần cứng và phần mềm nghiêm ngặt của Apple. Tuy nhiên, Apple gần đây đã công bố các tiêu chuẩn chứng nhận mới sẽ loại bỏ sự cần thiết của chip phần cứng độc quyền của Apple, giúp các công ty phát triển các thiết bị mới và rẻ hơn rất nhiều, cũng như việc cho phép thêm các thiết bị hiện có vào Homekit thông qua một bản cập nhật phần mềm đơn giản . Việc này đồng nghĩa với việc trong tương lai những phụ kiện tương thích HomeKit sẽ ngày càng nhiều hơn, và giá cả hợp lý hơn khi đến tay người tiêu dùng.

4. Một vài điểm cần lưu ý

Như chúng ta vẫn thường nói, không có gì là hoàn hảo và cả Homekit cũng vậy. Một điểm đáng lưu tâm chúng ra sẽ cùng nói đến ở đây là không phải tất cả các thiết bị của Apple đều được tích hợp nền tảng Homekit. Trên thực tế chỉ có iOS mới có Homekit mà thôi, có nghĩa là các máy Mac và MacBook sẽ không thể điều khiển các thiết bị HomeKit và công ty dường như không quan tâm đến việc mở nền tảng này trên các thiết bị MAC giống như các phần mềm khác mà tiêu biểu là iTunes.

Các máy Mac & MacBook của Apple sẽ không thể điều khiển được thiết bị trong Homekit.

Một vấn đề khác với HomeKit là với hệ thống thông báo. Chẳng hạn, nếu bạn có một chiếc khóa thông minh nhãn hiệu August, bạn có thể kết nối từ xa thông qua ứng dụng riêng của khóa và nhận thông báo thời gian thực chi tiết, chẳng hạn như ai đã truy cập khóa của bạn, vào thời gian nào và bằng phương tiện gì (chẳng hạn như nhập mã hoặc sử dụng ứng dụng). Nhưng khi bạn kết nối qua Homekit, chi tiết thông báo của bạn sẽ bị giảm xuống thành “Khóa đã được mở thành công” không quá nhiều thông tin đặc biệt khi bạn muốn chắc chắn rằng con bạn đã đi học về an toàn. Apple cho biết chức năng này bị hạn chế là do chức năng bảo mật của HomeKit khi không gửi dữ liệu cá nhân lên dữ liệu đám mây.
Cho dù vẫn tồn tại những khuyết điểm xong Homekit sẽ là một sự lựa chọn không tồi cho những ai đang muốn xây dựng một căn nhà thông minh với nhiều tiện ích hữu dụng, mà vẫn có thể đảm bảo chắc chắn sự an toàn riêng tư cho gia đình.

Hotline